Bánh giầy là một sản phẩm văn hóa ẩm thực đặc biệt

✦ 02/08/2016 ✦ Lượt xem (4436)

Bánh giầy là một sản phẩm văn hóa ẩm thực đặc biệt của các cư dân lúa nước vùng các xã làng đảo Hà Nam – Quảng Yên. Bánh giầy không thể thiếu trong các ngày lễ tết, ra cỗ họ, hội hè và cưới hỏi…

Để làm bánh giầy, người ta chọn gạo nếp, nếp cái hoa vàng thơm ngon đem ngâm qua nước ấm khoảng năm, sáu giờ. Vớt gạo ra rá, ra thúng để ráo. Nếu muốn làm bánh giầy trắng thì để nguyên gạo, nếu muốn bánh giầy có màu đẹp và bổ dưỡng hơn thì trộn gạo với gấc, cho vào chõ đồ xôi. Chuẩn bị sẵn lá chuối lành để lót bánh… Làm bánh giầy, khâu quan trọng nhất là giã bánh. Chày giã bánh là một chiếc vồ nhỏ bằng gỗ bịt mảnh mo cau khô đã ngâm mềm nước, xoa lòng đỏ trứng gà lên đầu chày để chống dính…

Làm bánh giầy, khâu quan trọng nhất là giã bánh

Làm bánh giầy, khâu quan trọng nhất là giã bánh

Khi xôi chín rền, đơm ra từng mẻ một, đặt trên nền thớt có bao lót. Xôi nóng đặt mẻ nào giã mẻ đó. Để nguội độ dẻo sẽ kém. Người giã phải có sức khỏe, bền bỉ, khi giã, giơ cao vồ, nện đều tay. Người bắt bánh nhanh nhẹn lật xôi cho đều, ăn ý với nhịp chày đến khi xôi nhuyễn, thành khối dẻo mềm.

Sau đó chia lăn chuyển bánh trên hai tay sao cho bánh tròn đều, rồi đặt trên lá chuối, xoa đầy đặn to bằng chiếc đĩa tây. Bánh lên màu bóng nhẫy trông rất hấp dẫn. Bánh giầy trắng có màu ngà ngọc. Bánh giầy gấc có màu đỏ tươi của gấc chín vừa đẹp vừa thơm.

Khi ăn, thái bánh giầy ra từng thanh, ăn kèm với giò lụa, chả mực, rất tuyệt vời. Bánh giầy có thể để được lâu ngày, mang đi xa. Khi đó bánh khô hơi cứng, thái ra ăn thơm thơm bùi bùi. Muốn dẻo thì rán với mỡ hoặc dầu thực vật sẽ được một món bánh nóng sốt. Đi đường xa hoặc làm việc cả ngày, chất gạo nếp thơm cho ta sức lực không biết mệt mỏi.

Câu chuyện kể về bánh dày của người Hà Nam (Quảng Yên/Quảng Ninh)

Lúc sinh thời, khi có việc, nhà tôi thức rất khuya. Cha mẹ tôi chuẩn bị mọi thứ, nào củi đun, chõ xôi, ngâm gạo, rọc lá chuối… để giã bánh. Anh em tôi cũng chờ bằng đến cuối để được chia chiếc bánh “đầu đày đầu đuôi” mới chịu đi ngủ. Gọi là bánh “đầu đày đầu đuôi” nhưng thực ra cũng to bằng cái bát ăn cơm. Nhà tôi có ông Ba Châm – một người chú hàng xóm bị câm, cha tôi nhận về nuôi từ bé. Ông Ba Châm cao to lực lưỡng, có sức, cày ruộng cuốc vườn rất chăm chỉ, thường được giao việc giã bánh giầy. Ông giã rất khỏe và dẻo dai, được đến một hai chục cái bánh…Cho đến nay, mặc dù ông đã mất khá lâu rồi nhưng dáng vóc cao to của ông cùng nhịp giã bánh như còn vọng đâu đây trong xóm nhỏ và không gian quê nhà tôi…

Ở vùng Hà Nam quê tôi, mỗi khi có việc hiếu thì người ta giã bánh giầy trắng; việc hỷ, lễ hội v.v.. thì giã bánh giầy gấc. Bánh giầy là vật phẩm cúng lễ, là món ăn nhưng cũng là quà biếu cho người thân và khách đến thăm nhà. Cho đến bây giờ, người Hà Nam vẫn giữ được nét quê thanh tịnh trong phong tục của mình: Bánh giã vẫn nặn to, giầy, đầy đặn như lòng người sống đầy đặn với nhau…

Cẩm Phượng / Báo Quảng Ninh

Khi bạn muốn thưởng thức, sử dụng trên mâm cỗ, mâm lễ những chiếc bánh chưng ngon đậm đà văn hóa truyền thống dân tộc, những chiếc bánh chưng đặc biệt như: bánh chưng nếp cẩm, bánh chưng gấc, bánh chưng cốm... Bánh chưng từ các làng nghề nổi tiếng như Bờ Đậu, Tranh Khúc, Lỗ Khê...

Gọi hotline 096 831 8765 để đặt mua. Bánh chưng ngon sẽ được đưa đến bạn.!

Địa chỉ Cửa hàng Bánh Chưng Ngon tại Số 28, Ngõ 580 Trường Chinh, Hà Nội

Các bài viết trước đó

Hướng dẫn mua hàng

Quà tặng, khuyến mại

Xem tất cả sản phẩm

Được yêu thích

Bánh chưng ngon ở Bờ Đậu - Thái Nguyên
Bánh chưng nhân đường, ngọt, ngon
Bánh chưng gù Hà Giang được bán tại các thành phố như Hà Nội, TPHCM, Hải Phong...
Bánh chưng nếp cẩm mua ở đâu ngon? Bạn hãy đến với cửa hàng bánh chưng ngon
Gọi đặt mua