Điện Biên có nhiều đặc sản ngon, trong đó có bánh chưng đã được biết đến như bánh chưng nương Bắc, bánh chưng Kiều Gia, và bánh chưng Bà Kiều. Các loại bánh này đều là thương hiệu bánh chưng mới từ Điện Biên và được các công ty đại diện là các đơn vị độc quyền phân phối.
Vùng đất Điện Biên vốn nổi tiếng như gạo thơm, thịt trâu gác bếp, sâu chít, chẳm chéo, gà đen Tủa Chùa, xôi ngũ sắc đã có từ lâu…và bánh chưng mới được biết đến một hai năm nay.
Bánh chưng xanh truyền thống là món ăn cổ truyền của Việt Nam từ xưa. Riêng ở miền Bắc có nhiều vùng trồng lúa nếp thơm đặc sản – nguyên liệu làm bánh chưng, nên ở miền Bắc có rất nhiều làng nghề làm bánh chưng nổi tiếng như Bờ Đậu (Thái Nguyên), Tranh Khúc, Lỗ Khê, Làng Bạc (Hà Nội),…
Tuy nhiên, so với bánh chưng ở các làng nghề khác, bánh chưng từ Điện Biên cũng có đặc trưng riêng, màu sắc xanh, thơm dịu, ngon mà không ngán ngấy (giống bánh chưng nếp cẩm – ăn cũng không ngấy).
Ở Điện Biên có nhiều hộ làm bánh chưng nhưng chưa đủ đông để trở thành một làng nghề, chỉ một vài hộ làm, một trong những nhà làm bánh được đánh giá ngon là bánh do Bà Kiều ở thành phố Điện Biên làm.
Bánh chưng Bà Kiều (bánh chưng Kiều Gia) do bà Trần Thị Kiều, người dân tộc Tày, quê gốc ở Lạng Sơn sáng tạo nên. Trải qua thời gian làm, bà Kiều đã tạo ra một công thức làm bánh có sự khác biệt với bánh chưng ở miền xuôi.
Để làm ra một chiếc bánh chưng ngon – chuẩn ngoài nguyên liệu địa phương như nước, gạo, còn do cách làm, cách gói bánh. Khi làm bánh chưng thì nguyên liệu chính là gạo nếp. Bánh muốn ngon thì gạo nếp phải chọn loại ngon, ở Điện Biên có loại nếp nương hạt to, dài có mùi thơm. Để bánh có màu xanh thì gạo sẽ được đem ngâm với nước cốt lá riềng. Lá riềng bánh tẻ, không quá non cũng không quá già sau khi giã lá và lọc kỹ lấy nước đem ngâm vào gạo với lượng và thời gian vừa đủ để cho hạt gạo thấm màu xanh đồng đều từ trong ra ngoài.
Chuẩn bị nhân bánh, cũng giống như các làng nghề bánh chưng khác, nhân bánh chưng Điện Biên cũng được làm từ đỗ xanh và thịt ba chỉ. Thịt ba chỉ lợn mán nuôi bởi người bản địa. Thịt ba chỉ thái miếng bản to vừa. Còn đỗ xanh sẽ được đãi cho sạch vỏ rồi đồ chín, sau đó đem giã nhuyễn và trộn gia vị hạt tiêu,…
Sử dụng lá dong rừng rửa cho thật sạch, lau khô và để nơi thoáng mát, sau đó mới đem gói bánh. Khi gói bánh, từng lớp lá dong rừng sẽ được lót phía dưới, lần lượt đổ gạo và đặt nhân, sau đó lại tiếp tục đổ một lớp gạo phía trên sao cho phủ hết phần nhân. Nét độc đáo của bánh chưng Bà Kiều cũng giống như làng bánh Tranh Khúc, Bờ Đậu là không dùng khuôn để gói nhưng bánh vẫn vuông, đẹp, bánh chặt, đều.
Bánh chưng luộc kỹ, cộng với nếp dẻo nên để trong nhiều ngày nhưng vẫn không lo bị lại gạo, nên việc bảo quản bánh dễ dàng hơn, vẫn bảo toàn được đúng chất lượng và hương vị.
Cảm ơn Bà Kiều, chỉ từ những nguyên liệu từ núi rừng Tây Bắc, qua đôi bàn tay của mình, bà đã làm ra loại bánh chưng thơm ngon, làm phong phú thêm món ăn truyền thống và nền ẩm thực Việt Nam.
➥ Khi bạn muốn thưởng thức, sử dụng trên mâm cỗ, mâm lễ những chiếc bánh chưng ngon đậm đà văn hóa truyền thống dân tộc, những chiếc bánh chưng đặc biệt như: bánh chưng nếp cẩm, bánh chưng gấc, bánh chưng cốm... Bánh chưng từ các làng nghề nổi tiếng như Bờ Đậu, Tranh Khúc, Lỗ Khê...
☎ Gọi hotline 096 831 8765 để đặt mua. Bánh chưng ngon sẽ được đưa đến bạn.!
❖ Địa chỉ Cửa hàng Bánh Chưng Ngon tại Số 28, Ngõ 580 Trường Chinh, Hà Nội