Ăn bánh chưng rán biết lại sắp đến rằm tháng giêng

✦ 14/01/2015 ✦ Lượt xem (6351)

Các cụ vẫn bảo “cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”. Thế nên có nhà vẫn còn để dành bánh chưng chờ rằm, hoặc gói loạt mới, hoặc mua thêm. Nhà nào còn nhiều bánh chưng quá, sẽ mang luộc lại. Nhưng dường như ai cũng thích ăn bánh chưng rán hơn.

Năm nào chả thế, sau Tết Nguyên đán là Tết Nguyên tiêu, người ta lại có cớ để bày biện, dở món, rủ rê bát đĩa. Bánh chưng rán thường là món bánh chưng sau những ngày trời lạnh, bánh đã rắn lại, nói chính xác là bị “lại gạo”, phải đem rán. Ngay cả khi trời không lạnh mà ấm, nồm, thì bánh chưng cũng dễ thiu, dễ hỏng, do vậy món bánh chưng rán càng đến sớm hơn. Sau những ngày Tết chán chê thịt thà, bánh kẹo, dầu mỡ, đồ nếp… món bánh chưng rán nóng và mềm, có vỏ cháy vàng, giòn, ít ngấm dầu mỡ, có mùi thơm lại trở thành khoái khẩu, ăn nhiều cũng không ngán.

Bóc hết đi lớp lá dong bắt đầu ngả màu, dấp dính, có thể xắt miếng hoặc để nguyên cả chiếc cho vào chảo dầu. Ai thích ăn nhiều “vỏ”, có thể dùng muỗng đánh cho dẹt xuống, vỡ ra đám nhân thịt, đậu xanh, đợi cho vàng giòn lớp vỏ rồi lật bánh. Bánh chưng đánh càng dẹt, lớp vỏ giòn càng nhiều. “Hay ăn thì lăn vào bếp”, vừa rán vừa tranh thủ gắp vài miếng bùi bùi, thú lắm. Ngửi những mùi thơm bánh chưng rán từ bếp bay ra cũng thấy Tết nhất làm sao.

Bánh chưng rán ăn không ngán

Bánh chưng rán ăn không ngán

Ngày trước, thời còn đi học, những năm 198x, 199x, tháng Giêng, bọn trẻ thường xao nhãng hơn chuyện học hành. Sáng đến lớp thường mặc quần áo mới may đã mặc trong Tết, khoe nhau nhận được bao nhiêu tiền mừng tuổi. Rồi mang pháo tép, pháo quả thừa từ Tết đến trường, thỉnh thoảng dấm dúi đốt nổ đì đọp, mặc lệnh cấm của thầy hiệu trưởng. Lại còn mang theo cả bánh, mứt, hạt hướng dương thừa từ nhà đến lớp, chia nhau rồi kể chuyện Tết nhà tao, xóm tao, phố tao thế này thế kia chí chóe cả một góc cầu thang…

Và trong những hồn nhiên ấy, hẳn không thể thiếu chuyện chúng sẽ khoe khoang với nhau: nhà tao còn xyz cái bánh chưng, rồi hỏi xem nhà mày, nhà nó còn bao nhiêu chiếc. Rồi khi tan lớp, chúng thường rủ nhau về nhà một đứa nào đấy xem hoa đào nở, xem cái lọ lục bình cắm mấy cành hoa nở muộn. Sau những trò mải chơi thì lại chạy quáng quàng về nhà, đòi mẹ bóc rán bánh chưng lên ăn.

Bây giờ ít nhà gói nhiều bánh chưng, phong trào gói bánh cũng không còn rầm rộ như trước nữa, nhiều nhà cũng chỉ mua 1 – 2 chiếc cho có. Người ta cũng ngại cả bắc bếp lên rán bánh chưng, rất cách rách. Trẻ con lúc nào cũng vui như thế, ngay cả trước Tết và sau Tết, nhưng chúng có quá nhiều thứ để thích, để chơi, để ăn. Chẳng biết có còn đứa bé nào, trong những buổi sáng sớm trời còn lạnh, ngồi cạnh mẹ trong bếp ấm chờ rán bánh chưng chén xong rồi mới đến trường… Giờ ra chơi chạy nhảy, vị bánh chưng còn ợ lên nóng hết cả cổ. Tan học cũng muốn mau về nhà, vì biết chắc chắn mẹ vẫn còn phần cả một miếng bánh to trong góc chạn, để chỉ kịp quăng cặp sách, là mở ra “xực” liền.

Dư vị Tết nhất sẽ còn lại đến sau rằm. Khi món bánh chưng rán ngót đi rồi, nhà sẽ phá mứt, phá mâm ngũ quả, những chai rượu Tết, rượu màu, phá đi những hộp bánh hộp kẹo trên bàn thờ. Bọn trẻ con bao giờ cũng chờ mong những ngày này. Cứ đi học về là nhìn bàn thờ, thỉnh thoảng nhón xuống vài quả quất, rồi mong mỏi không biết đến khi nào thì những người lớn trong nhà “hạ lệnh”, để sẵn sàng chia chác. Những chiếc bánh kẹo, mứt xanh đỏ, những chiếc vỏ hộp rất đẹp ngày Tết bao giờ cũng có sức hấp dẫn với trẻ thơ.

Bánh chưng rán hương vị tuyệt vời

Bánh chưng rán hương vị tuyệt vời

Món bánh chưng rán dành cho những ngày sau Tết, như là tiếc nuối những ngày Nguyên đán đã thật xa rồi. Với mình, khi ăn đến miếng bánh chưng rán trong nhà nghĩa là đã báo hiệu những ngày đi xa, lại một năm mới biền biệt chờ đón. Cả Tết không động đến miếng bánh chưng, giờ sắp đi mới lại gắp lên miếng bánh để thấy ngậm ngùi. Thấy bao công lao của mẹ mình. Từ ngâm gạo, rửa lá, đãi đỗ, chẻ lạt, gói bánh đến luộc bánh, rồi chiều nay lại hì hụi vào bếp rán bánh chưng. Thấy sao mà thương thế. Thương cả người làm bánh, đến những chiếc bánh Tết nhất trong nhà mấy người ăn, còn lay lắt mãi…

Mà bây giờ thì chẳng thể nào ngồi bên mẹ mỗi sáng sớm, chờ ăn miếng bánh nóng ròn, rồi vù đi học, để 3 – 4 tiết học sau lại chạy ù về, lao vào mở chạn bát, hỏi mẹ ơi nhà còn bánh chưng rán không?

Khi bạn muốn thưởng thức, sử dụng trên mâm cỗ, mâm lễ những chiếc bánh chưng ngon đậm đà văn hóa truyền thống dân tộc, những chiếc bánh chưng đặc biệt như: bánh chưng nếp cẩm, bánh chưng gấc, bánh chưng cốm... Bánh chưng từ các làng nghề nổi tiếng như Bờ Đậu, Tranh Khúc, Lỗ Khê...

Gọi hotline 096 831 8765 để đặt mua. Bánh chưng ngon sẽ được đưa đến bạn.!

Địa chỉ Cửa hàng Bánh Chưng Ngon tại Số 28, Ngõ 580 Trường Chinh, Hà Nội

Các bài viết trước đó

Hướng dẫn mua hàng

Quà tặng, khuyến mại

Xem tất cả sản phẩm

Được yêu thích

Bánh chưng ngon ở Bờ Đậu - Thái Nguyên
Bánh chưng nhân đường, ngọt, ngon
Bánh chưng gù Hà Giang được bán tại các thành phố như Hà Nội, TPHCM, Hải Phong...
Bánh chưng nếp cẩm mua ở đâu ngon? Bạn hãy đến với cửa hàng bánh chưng ngon
Gọi đặt mua