Giò thủ, còn được biết đến với tên gọi khá phổ biến khác là giò xào, là một trong những món giò truyền thống của đất nước ta với thành phần chính là thịt thủ lợn, xào chín cùng nguyên liệu rồi gói nén chặt.
Bắt nguồn từ miền Bắc và nay đã phổ biến khắp đất nước. Quy trình chế biến tương đối dễ, nguyên liệu dễ tìm, món ăn lại thơm ngon, giòn dai, lạ miệng khiến món ăn này trở nên quen thuộc với người dân khắp các vùng miền.
Giò thủ thường được các gia đình làm trong dịp lễ Tết nguyên đán cổ truyền, và các cửa hàng giò chả.
– Giò thủ được bằng phần thịt thủ lợn, bao gồm các phần như tai, mũi, lưỡi, bì, mỡ và nạc lọc từ phần thủ của lợn, có thể bao gồm cả phần thịt ở chân giò.
– Thành phần tiếp theo là mộc nhĩ (nấm mèo), nấm hương.
– Gia vị đi kèm thường bao gồm hạt tiêu, hành khô, nước mắm
Giò thủ còn gọi là giò xào do cách chế biến của món giò này khác biệt so với các món giò khác vốn được làm chín bằng cách luộc (như giò hoa, giò lụa, giò bò, giò ngựa, giò me, giò bì, giò gà), đó là xào chín rồi nén chặt lại, lợi dụng thành phần chất keo từ thịt lợn khi đun nóng nhưng lại đông đặc và gắn kết miếng giò khi để nguội.
Dù nguyên liệu chính thịt thủ lợn tùy điều kiện và sở thích của người làm mà có thể thêm bớt thịt mũi, tai, lưỡi, bì, thăn, mỡ, chân giò tùy thích.
Quy trình thực hiện món giò thủ này hầu như tương tự nhau tại khắp các vùng miền: sơ chế nguyên liệu, xào chín, gói và ép. Thịt sơ chế sạch, đốt chân lông, chần qua nước sôi hoặc luộc. Thái thịt thành các miếng nhỏ vừa phải và trộn đều vào nhau. Hạt tiêu rang lên đập dập nát, trộn với thịt, nước mắm, gia vị vừa ăn và để ướp một khoảng thời gian để ngấm.
Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở, rửa thật sạch sạn cát, thái nhỏ. Hành khô bóc vỏ đập dập băm vụn.
Sau khi thịt đã ngấm gia vị, bật lửa to cho hành khô băm vụn vào chảo dầu ăn hay mỡ phi thơm, thịt cho vào xào chừng mươi phút đến khi thấy thịt chín, ra keo và mỡ. Cho tiếp nấm hương, mộc nhĩ vào xào thêm một lúc cho nguyên liệu chín đều đảo đều với nhau. Sau đó để cả chảo giảm nhiệt một chút (không được để nguội), trút ra lá gói hay ra khuôn và nén, ép thật chặt.
Giò thủ truyền thống thường gói bằng lá chuối hay lá dong thành từng cây (miền nam hay gọi là từng đòn), dựng đứng trong chiếc chậu để hứng mỡ, nước chảy ra, dùng các thanh tre ép xung quanh và buộc chặt. Hiện nay nhiều nơi dùng khuôn bằng inox hoặc nhôm.
Giò thủ có thể để nhiều ngày nơi thoáng mát, tốt nhất là trong tủ lạnh. Giò được ăn nguội, thái từng khoanh và cắt miếng để ăn, kèm với dưa muối. Phần tai, lưỡi, và mộc nhĩ tạo nên đặc trưng của giò, ăn giòn sần sật, lạ miệng và ngon.
➥ Khi bạn muốn thưởng thức, sử dụng trên mâm cỗ, mâm lễ những chiếc bánh chưng ngon đậm đà văn hóa truyền thống dân tộc, những chiếc bánh chưng đặc biệt như: bánh chưng nếp cẩm, bánh chưng gấc, bánh chưng cốm... Bánh chưng từ các làng nghề nổi tiếng như Bờ Đậu, Tranh Khúc, Lỗ Khê...
☎ Gọi hotline 096 831 8765 để đặt mua. Bánh chưng ngon sẽ được đưa đến bạn.!
❖ Địa chỉ Cửa hàng Bánh Chưng Ngon tại Số 28, Ngõ 580 Trường Chinh, Hà Nội