Dân đất Hà thành quan niệm rằng, một năm ăn nên làm ra hay thất bại, vui hay buồn, may mắn hay xúi quẩy phụ thuộc rất nhiều vào ngày Tết Nguyên đán. Bởi vậy, chẳng mấy ai coi nhẹ việc ăn Tết. Các nhà nghiên cứu văn hóa đã chia sẻ với PV về một số nghi thức đón năm mới của người Kẻ Chợ xưa.
Hà Nội là kinh đô – thủ đô – đô thị, nơi hội tụ – giao lưu – lan tỏa văn hóa mọi miền trong và ngoài nước, trước hết là miền Bắc. Món ăn Hà Nội là tổng hòa của mọi thứ quà quê, đặc sản vùng quê đông nam đoài bắc…, thể hiện tính “kén cá chọn canh”, “sành ăn, sành uống, sành mặc, sành chơi” của người Kẻ Chợ. Ngày Tết, người Hà Nội không thể thiếu nồi thịt đông. Thịt chân giò, vài ba cái chân gà, ít mộc nhĩ thái nhỏ, nấu lên để đông, ăn kèm với dưa hành vừa không ngấy, vừa mát bụng. Nay nhiều người cậy có tủ lạnh, mùa hè nấu thịt cho vào tủ lạnh cũng thành thịt đông! Nhưng ăn thịt đông vào mùa hè có thú vị đâu. “Đông” có hai nghĩa đấy.
Ẩm thực nổi trội của Tết nguyên đán đất Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng là bánh chưng xanh. Đó là sản phẩm của một không gian văn hóa rộng lớn hơn mà ta có thể gọi là không gian văn hóa Bách Việt. Từ thế kỷ XV về trước, bánh chưng Việt được gói hình trụ tròn, y như bà con ta ở miền Nam gói bánh tét (tét là đọc chệch từ chữ Tết mà ra). Nói đâu xa, ở Cổ Loa, cố đô Âu Lạc, cho đến nay bà con vẫn gói bánh chưng hình trụ tròn. Già làng Cổ Loa bảo: “Bảy tám chục năm trước bắt chước Hà Nội, bọn tôi mới làm chơi ít bánh chưng vuông, nhưng vẫn gói bánh chưng trụ tròn nhiều lắm”.
➥ Khi bạn muốn thưởng thức, sử dụng trên mâm cỗ, mâm lễ những chiếc bánh chưng ngon đậm đà văn hóa truyền thống dân tộc, những chiếc bánh chưng đặc biệt như: bánh chưng nếp cẩm, bánh chưng gấc, bánh chưng cốm... Bánh chưng từ các làng nghề nổi tiếng như Bờ Đậu, Tranh Khúc, Lỗ Khê...
☎ Gọi hotline 096 831 8765 để đặt mua. Bánh chưng ngon sẽ được đưa đến bạn.!
❖ Địa chỉ Cửa hàng Bánh Chưng Ngon tại Số 28, Ngõ 580 Trường Chinh, Hà Nội