Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 là một trong những đại lễ lớn của dân tộc, được rất nhiều người mong đợi, là dịp để người Việt tỏ lòng thành kính, biết ơn với cội nguồn.
Cứ vào ngày 10/3 âm lịch nhân dân ta lại nô nước tham gia lễ hội giỗ tổ được tổ chức tại chân núi Nghĩa Lĩnh – Phú Thọ . Trong đó lễ dâng lên các vị vua không thể thiếu Bánh Chưng và Bánh Dày .
Người Việt Nam ai cũng đã từng nghe kể về sự tích bánh chưng , bánh dày .Đó là vào thời Vua Hùng 6 sau khi diệt giặc Ân vua cha muốn truyền ngôi nên đã nhân dịp mùa xuân mở hội thi cho các con nếu ai có mâm lễ ý nghĩa dâng lên tổ tiên thì sẽ truyền ngôi cho.
Trong khi các vị hoàng tử khác tìm mọi thứ châu báu ngọc ngà dâng lên , thì Lang Liêu chàng út do được thần báo mộng đã làm cặp đôi bánh dâng lên vua cha. Nhờ món quà bình dị và câu chuyện mà Lang Liêu kể, vua cha đã biết thần linh đã có ý muốn giúp ông, nên ngài đã truyền ngôi cho Lang Liêu.
Bánh hình tròn tượng trưng cho trời được vua đặt tên là Bánh dày, bánh hình vuông tượng trưng cho đất được đặt là Bánh Chưng. Từ đó mỗi dịp tết đến xuân về, lễ hội người dân thường làm 2 bánh này để cảm tạ trời đất và là món không thể thiếu trong mâm lễ 10 tháng 3.
Còn theo dân gian, bánh chưng vuông, màu xanh tượng trưng cho đất là âm. Bánh dày tròn, màu trắng tượng trưng trời là dương. Cặp bánh thể hiện cho triết lý âm – dương. Hay bánh chưng là âm tượng trưng cho mẹ, bánh dày là dương tương xứng với cha. Vì thế bánh chưng và bánh dày được dùng để cúng tổ tiên, trời đất thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, biết ơn sâu sắc tới các Vua Hùng đã có công dựng nước.
Bánh được làm từ gạo nếp cái trồng trong vụ mùa có hạt to và dẻo rất thơm, đỗ lòng xanh, lá dong và thịt lợn ba chỉ. Với bánh chưng gạo được vo kĩ cho vào khuôn đã lót lá dong, cho đỗ lòng xanh và thịt ở giữa để làm nhân bánh sau đó gói lại, được luộc trong khoảng 10-12 tiếng liên tục, chiếc bánh chưng sau khi luộc rất rền và thơm.
Còn Bánh dày thì gạo nếp được đồ chín cho vào cối giã nhuyễn sau đó được chia thành từng miếng nhỏ, tròn để phía trên lá dong hoặc lá chuối.
Theo dân gian sự vuông – tròn của 2 thứ bánh này nói lên biết bao sự tốt đẹp, gắn bó, thủy chung của tình nghĩa vợ chồng, đạo lý làm con nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. Cứ vào tháng ba âm lịch, thời khắc đẹp đẽ nhất trong năm khi đất trời giao hòa, cái rét đậm của mùa đông đã xa, con cháu khắp nơi náo nức một lòng hướng về đất Tổ.
Có thể nói, từ những hạt gạo thơm tinh túy của đất trời với bàn tay của người Việt đã tạo nên những chiếc bánh mang đậm hương vị truyền thống, vừa đẹp mắt, vừa thơm ngon dâng cúng các Vua Hùng để bày tỏ lòng thành kính biết ơn sâu sắc.
➥ Khi bạn muốn thưởng thức, sử dụng trên mâm cỗ, mâm lễ những chiếc bánh chưng ngon đậm đà văn hóa truyền thống dân tộc, những chiếc bánh chưng đặc biệt như: bánh chưng nếp cẩm, bánh chưng gấc, bánh chưng cốm... Bánh chưng từ các làng nghề nổi tiếng như Bờ Đậu, Tranh Khúc, Lỗ Khê...
☎ Gọi hotline 096 831 8765 để đặt mua. Bánh chưng ngon sẽ được đưa đến bạn.!
❖ Địa chỉ Cửa hàng Bánh Chưng Ngon tại Số 28, Ngõ 580 Trường Chinh, Hà Nội