Tự hào ẩm thực Việt Nam – Phối hợp hài hòa

✦ 10/06/2015 ✦ Lượt xem (4374)

Không nổi tiếng với những nguyên liệu quý hiếm, đắt đỏ hoặc quá “sơn hào hải vị”, bữa ăn người Việt được làm từ những thực phẩm giản dị, bình dân. Phối hợp nhiều loại thực phẩm giàu đạm, chất xơ và đặc biệt là gia vị, món ăn Việt Nam trở nên hòa quyện và ngon miệng lạ thường.

Đặc biệt ở gia vị, chúng ta có hàng loạt thể loại khác nhau như hành, rau mùi, tía tô, thì là, kinh giới hay sản phẩm lên men với mẻ, dấm, bỗng rượu; từ gia vị thực vật như tỏi, sả, riềng, gừng đến gia vị từ động vật như hàng chục loại mắm và nước chấm. Chính sự đa dạng và kết hợp linh hoạt giữa các loại gia vị trên đã tạo ra hương vị rất vừa phải, không quá ngọt, béo, cay hay mặn cho ẩm thực Việt Nam.

Sự đa dạng và kết hợp linh hoạt giữa các loại gia vị

Sự đa dạng và kết hợp linh hoạt giữa các loại gia vị

Ưu điểm hài hòa của ẩm thực Việt còn đến từ tư tưởng truyền thống âm dương cân bằng. Với âm đại diện cho cái tối tăm, mềm mại, thụ động, còn dương là tươi sáng, cứng rắn, chủ động, triết lý này cho rằng mọi sự trên đời đều có âm có dương, và hai yếu tố đó luôn hòa quyện với nhau làm nên bản chất tồn tại của thế giới.

Ăn uống cũng không nằm ngoài nguyên lý này. Một món ăn hay một mâm cơm của người Việt chứa đựng trong mình những giá trị triết học sâu sắc với âm dương phối hợp và ngũ hành tương sinh – hai nguyên tắc kết hợp trong nấu nướng nhằm đạt đến vẻ đẹp hài hòa theo đúng tiêu chuẩn mỹ học của người Việt.

Trạng thái âm dương cho cần bằng

Trạng thái âm dương cho cần bằng

Cụ thể, một món ăn phải chứa đựng cả hai trạng thái âm dương cho cần bằng. Nguyên liệu chính có tính lạnh (âm) như trứng vịt lộn phải đi cùng với rau thơm có tính nóng (dương) như rau răm, thịt vịt mang tính lạnh (âm) phải có gừng mang tính nóng (dương) mới ngon. Trên bình diện rộng hơn là mâm cơm hàng ngày, quy tắc âm – dương này càng thể hiện rõ nét: món kho, rán, hoặc nướng mang vị mặn, kết cấu sệt, khô (dương) đã có món canh rau thanh mát, dạng nước lỏng (âm) cân bằng lại.

Luật tương sinh Ngũ hành khá nghiêm ngặt trong nấu ăn

Luật tương sinh Ngũ hành khá nghiêm ngặt trong nấu ăn

Đi sâu một chút nữa vào nguyên tắc phối triển nguyên liệu và phương thức nấu nướng của người Việt, ta sẽ bất ngờ khi biết đến luật tương sinh Ngũ hành khá nghiêm ngặt trong nấu ăn. Ngũ hành sinh ra từ Âm Dương, đại diện cho 5 trạng thái luân phiên thay đổi của vũ trụ: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Từng cặp yếu tố trong Ngũ hành nếu kết hợp đúng sẽ tương sinh – hỗ trợ và nâng đỡ lẫn nhau, trái lại sẽ gây ra tương khắc – triệt tiêu lẫn nhau. Trong nấu ăn, người Việt rất chú trọng đến việc lựa chọn từng cặp nguyên liệu và gia vị thích hợp sao cho đạt đến trạng thái Ngũ hành tương sinh, đưa hương vị và tác dụng bổ dưỡng của món ăn đến giá trị cao nhất của nó.

 Vị ngọt tự nhiên như cá lóc đồng rất ăn ý với rau đắng

Vị ngọt tự nhiên như cá lóc đồng rất ăn ý với rau đắng

Người Việt đã phân loại vị chua, chất bột và phần mật động vật vào Mộc, vị đắng, chất béo và lòng non vào Hỏa, vị ngọt, chất đạm và dạ dày vào Thổ, vị cay, muối khoáng và lòng già vào Kim, cuối cùng vị mặn, chất lỏng và thận thuộc về Thủy. Hảo hợp Thổ, nên những nguyên liệu có vị ngọt tự nhiên như cá lóc đồng rất ăn ý với rau đắng.

Món ngon của người Việt đôi khi còn là sự tổng hòa cả 5 yếu tố của trời đất, vừa truyền tải trọn vẹn mọi sắc độ phong phú của hương vị tự nhiên, vừa cân bằng giá trị dinh dưỡng trong cơ thể. Trong một bát phở, ta thấy có sự kết hợp của mọi chất liệu, mùi, vị, màu sắc: thịt bò nạc (Thổ), nạm gàu béo (Hỏa), nước dùng mặn (Kim), cái cay của dấm ớt va gừng (Thủy), cùng cái chua của chanh tươi vắt trên mặt (Mộc).

Vị ngon hài hòa của những điều giản dị

Vị ngon hài hòa của những điều giản dị

Dù không mang những yếu tố hào nhoáng, sang trọng hoặc quá độc đáo kì thú, nhưng ẩm thực Việt Nam vẫn “ghi điểm” nhờ vị ngon hài hòa của những điều giản dị. Ẩn chứa trong mình những giá trị triết học sâu sắc mang đậm tinh thần Á Châu, món ăn Việt ngày nay vẫn luôn là lựa chọn thích hợp nhất cho chúng ta – dân tộc với tính cách ngàn đời vẫn luôn quý trọng cái hòa hợp, bình ổn giữa con người và thiên nhiên.

Tham khảo nguồn Kenh14

Khi bạn muốn thưởng thức, sử dụng trên mâm cỗ, mâm lễ những chiếc bánh chưng ngon đậm đà văn hóa truyền thống dân tộc, những chiếc bánh chưng đặc biệt như: bánh chưng nếp cẩm, bánh chưng gấc, bánh chưng cốm... Bánh chưng từ các làng nghề nổi tiếng như Bờ Đậu, Tranh Khúc, Lỗ Khê...

Gọi hotline 096 831 8765 để đặt mua. Bánh chưng ngon sẽ được đưa đến bạn.!

Địa chỉ Cửa hàng Bánh Chưng Ngon tại Số 28, Ngõ 580 Trường Chinh, Hà Nội

Các bài viết trước đó

Hướng dẫn mua hàng

Quà tặng, khuyến mại

Xem tất cả sản phẩm

Được yêu thích

Bánh chưng ngon ở Bờ Đậu - Thái Nguyên
Bánh chưng nhân đường, ngọt, ngon
Bánh chưng gù Hà Giang được bán tại các thành phố như Hà Nội, TPHCM, Hải Phong...
Bánh chưng nếp cẩm mua ở đâu ngon? Bạn hãy đến với cửa hàng bánh chưng ngon
Gọi đặt mua